SỐT XUẤT HUYẾT LÀ BỆNH LÝ NGUY HIỂM CẦN PHÒNG NGỪA
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nếu không điều trị sớm, bạn sẽ có nguy cao đối mặt với những biến chứng sốt xuất huyết cực kỳ nghiêm trọng.
- Thực tế, virus gây bệnh được truyền theo 3 đường chính gồm:
1. Lây nhiễm từ muỗi sang người
Muỗi Aedes aegypti nhiễm bệnh và cắn người khỏe mạnh sẽ truyền virus Dengue sang người đó. Sau khi truyền nhiễm bệnh, muỗi vẫn có khả năng lây lan virus cho những người khác.
2. Lây nhiễm từ người sang muỗi
Muỗi có thể nhiễm bệnh sau khi đốt người mắc virus Dengue. Đây có thể là những nhiễm virus gây bệnh sốt xuất huyết nhưng chưa có dấu hiệu hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh.
3. Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm
Một người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm virus nếu được truyền máu của người mắc bệnh hoặc dùng chung kim tiêm với họ. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này thường ít phổ biến hơn so với lây qua đường muỗi đốt.
- Bệnh thường gây sốt cao (39-40ºC) kèm với các triệu chứng sau đây:
Đau đầu, Đau cơ xương khớp, Buồn nôn, Nôn, Đau hốc mắt, Sưng các tuyến, Phát ban…
Sốt xuất huyết là bệnh diễn tiến rất khó lường. Không ít trường hợp đến khám trong trạng thái sốt cao, khó thở, mê sảng, vật vã… Những bệnh nhân này nếu cấp cứu chậm trễ, có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm sau:
Sốc do mất máu, Biến chứng sốt xuất huyết Dengue về mắt, Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết: Gây suy tim, thận; Tràn dịch màng phổi; Hôn mê; Tụt huyết áp, Đau đầu dữ dội; Sinh non, Sẩy thai xảy ra ở phụ nữ mang thai…
- Phòng ngừa và kiểm soát sốt xuất huyết:
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ môi trường sinh sản, đẻ trứng của muỗi vằn hay còn gọi là giảm nguồn lây. Một khi số lượng trứng, lăng quăng và bọ gậy giảm sẽ giúp làm giảm số lượng muỗi trưởng thành, từ đó giảm mức độ lây truyền bệnh. Để làm được điều này, bạn có thể:
- Ngăn ngừa muỗi tiếp xúc với môi trường đẻ trứng bằng cách quản lý và dọn dẹp những nơi thuận lợi cho muỗi sinh sản, chẳng hạn như các dụng cụ chứa nước mưa hoặc chứa nước sinh hoạt phải được đậy kín hoặc loại bỏ đúng cách
- Chà rửa kỹ những thùng chứa nước ít nhất 1 lần/tuần để loại trừ trứng muỗi, tránh không để trứng/ấu trùng/nhộng phát triển thành muỗi trưởng thành
- Xử lý chất thải đúng cách, loại bỏ những môi trường sống nhân tạo cho muỗi
- Cho thêm muối hoặc thuốc diệt côn trùng thích hợp vào các thùng chứa nước ngoài trời
- Có biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình như ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng thuốc diệt muỗi…
- Kêu gọi mọi người cùng tham gia chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết
- Sử dụng thuốc diệt côn trùng, diệt muỗi phun trong không khí trong thời điểm dịch bùng phát là một biện pháp kiểm soát vật trung gian truyền bệnh khẩn cấp
- Phát hiện các biểu hiện lâm sàng và theo dõi người bệnh sốt xuất huyết sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết nặng.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, bạn đã biết đặc điểm của vật trung gian truyền bệnh và những biện pháp để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
* Liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có những triệu chứng trên để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH của Bệnh viện: 0862.525.115 để được tư vấn cụ thể.